Chuyển bát hương từ nhà cũ sang nhà mới đúng thủ tục, tránh phạm điều tối kỵ

Khi chuyển từ nhà cũ sang nhà mới, việc bố trí lại bàn thờ là một điều cần làm, trong đó bao gồm cả việc chuyển bát hương từ nhà cũ sang nhà mới theo đúng thủ tục. Vậy khi chuyển bát hương sang nhà mới cần phải lưu ý điều gì? Mời bạn theo dõi những thông tin dưới đây để thực hiện việc di chuyển lư hương đúng với quy tắc, tránh phạm những điều kiêng kỵ.

Có nên chuyển bát hương từ nhà cũ sang nhà mới hay không?

Chuyển bát hương từ nhà cũ sang nhà mới đúng thủ tục, tránh phạm điều tối kỵ

Không phải ngẫu nhiên mà việc chuyển bát hương từ nhà cũ sang nhà mới rất được quan tâm. Thật ra phong tục thờ cúng của người Việt Nam luôn coi trọng việc bài trí bàn thờ tổ tiên trong gia đình.

Vì bàn thờ là nơi thờ cúng ông bà, nơi mà con cháu tưởng nhớ đến những người đã khuất. Vào các dịp lễ tết, các ngày giỗ, con cháu sẽ thắp nén nhang tỏ lòng thành kính với bậc bề trên, cầu mong ông bà tổ tiên phù hộ cho gia đình được bình an, mạnh khỏe, tài lộc vào nhà.

Theo đó, bàn thờ tổ tiên luôn gắn liền với cuộc sống của mỗi gia đình. Khi chuyển nơi ở mới, việc chuyển bát hương là điều hiển nhiên cần phải làm. Gia đình cần phải báo với các bậc bề trên để xin rước bàn thờ, lư hương về nhà mới để tiếp tục thờ phụng. Quy trình này cần phải thực hiện cẩn thận và đúng bài bản.

Cần chuẩn bị gì khi chuyển bát hương từ nhà cũ sang nhà mới

Trước khi di chuyển bát hương đi, bạn cần phải chuẩn trị trước một số điều sau đây.

Dọn dẹp vệ sinh sạch sẽ

Phần bàn thờ gia tiên rất quan trọng, cho nên khi dời đi cũng cần phải thật cẩn trọng và thành tâm. Trước khi tiến hành việc di chuyển, cần phải dọn dẹp sạch sẽ cả vị trí cũ lẫn mới. Mọi hướng di chuyển đều phải cần cân nhắc kỹ lưỡng.

Bạn cần phải lau dọn sạch sẽ khu vực bàn thờ cũ. Dùng rượu ngâm gừng hoặc nước quế, nước thơm chuyên dùng cho bàn thờ để làm sạch bàn thờ cũ cùng bát hương.

Xem ngày giờ tốt để chuyển bát hương

Trước khi dời bát hương cùng bàn thờ đi, việc quan trọng cần làm là phải xem ngày lành để thực hiện. Theo kinh nghiệm truyền lại thì vào ngày rằm mùng một hoặc mười lăm hàng tháng là dịp thích hợp để di dời bát hương.

Tốt nhất là bạn nên nhờ các thầy phong thủy xem giúp ngày lành tháng tốt hợp với mệnh của gia chủ để mọi việc được thuận lợi. Quá trình dọn dẹp bàn thờ và cử hành lễ nên do người đàn ông trụ cột thực hiện. Lúc thực hiện việc chuyển bát hương tâm trạng phải thật thoải mái, vui vẻ tránh gây đổ bể. Và quan trọng nhất là các thành viên phải thật thành tâm, hướng đến sự thiện lành.

Chuẩn bị đồ cúng để làm lễ

Khi tiến hành làm lễ, gia đình sẽ cần phải làm một lễ cúng để xin phép gia tiên. Lễ vật để cúng được chuẩn bị theo hướng dẫn của thầy phong thủy và tùy vào lòng thành tâm, không cần thiết phải mâm cao cỗ đầy.

Tùy theo yêu cầu và điều kiện gia chủ mà các loại lễ vật sẽ khác nhau. Thông thường mâm lễ sẽ có các món đồ như sau: Dĩa hoa quả, lọ hoa tươi, nhang đèn, vàng mã, bộ tam sanh (trứng luộc, thịt luộc, tôm luộc), gà luộc, đĩa xôi/cháo, rượu, trà, cau trầu.

Cách chuyển bát hương sang nhà mới ra sao?

Việc làm lễ xin chuyển bát hương cũ đến nhà mới có thể được thực hiện bởi chủ nhà mà không cần nhờ thầy cúng. Thủ tục khá đơn giản nhưng yêu cầu phải cử lễ thành tâm và cẩn thận.

Việc khấn vái, bày đặt các món đồ cúng sẽ do người đàn ông trụ cột lớn tuổi trong gia đình thực hiện. Nếu trường hợp gia đình không có đàn ông thì việc này sẽ do người phụ nữ lớn tuổi nhất có sức khỏe chủ trì. Người chủ gia đình đứng trước bàn thờ, lạy ba lạy rồi đọc khấn xin phép gia tiên cho phép di chuyển bát hương sang nhà mới để tiếp tục thờ phụng.

Lúc khấn vái phải châm nến hoặc đèn thờ, châm tửu và trà. Gia chủ thắp hương lên bàn thờ và đợi đến khi hương cháy tàn là xong. Sau khi quá trình hoàn tất, các đồ lễ cần được hóa thành tro và gói gọn lại hoặc rải ở trong vườn nhà.

Một số lưu ý khi chuyển bát hương từ nhà cũ sang nhà mới

Để công việc được suôn sẻ, tránh phạm những điều tối kỵ về mặt tâm linh, bạn cần chú ý một số điều sau đây.

Cần chuẩn bị sẵn mâm lễ

Chủ nhà cần lưu ý chuẩn bị đầy đủ mâm lễ vật từ hôm trước chứ không để đến ngày chính thức làm lễ mới mua sắm. Đây là một quy tắc cần phải nhớ, vừa để thể hiện sự chu đáo, thành tâm của gia chủ. Chuẩn bị trước mọi thứ sẽ giúp việc cúng bái được tươm tất, tránh quên đồ lặt vặt.

Cần phải có lễ tạ

Sau khi gia đình đã di chuyển xong bát hương về địa điểm mới cần phải làm một lễ tạ và khấn vái. Trừ trường hợp di chuyển quá xa, việc chuyển bát hương chỉ nên thực hiện trong vòng 1 ngày. Gia chủ nên chuẩn bị một mâm lễ tạ để hoàn thành thủ tục. Lễ tạ không cần phải lớn, chỉ cần nhỏ gọn và thành tâm là được.

Việc chuyển bát hương từ nhà cũ sang nhà mới cần phải được thực hiện hết sức cẩn thận và đúng quy trình thủ tục để có thể mong cầu điều may, tránh những điều xui xẻo.

Rate this post

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *