Chùa Bà Hải Nam quận 5 – Ngôi chùa mang đậm màu sắc văn hóa Trung Hoa 

Quận 5, thành phố Hồ Chí Minh được biết đến là vùng đất giàu lịch sử và văn hoá của người Trung Hoa. Mỗi khi nhắc đến nơi này, chúng ta không thể không nghĩ đến Chùa Bà Hải Nam. Nơi thường xuyên diễn ra các lễ hội thu hút du khách gần xa nô nức về đây chiêm bái lễ Phật. Hôm nay hãy cùng chúng tôi tìm hiểu kỹ hơn về ngôi chùa này nhé.

Lịch sử hình thành của chùa Bà Hải Nam quận 5

Chùa Bà Hải Nam quận 5 – Ngôi chùa mang đậm màu sắc văn hóa Trung Hoa

Vào khoảng năm 1824 bà con Hải Nam cùng nhiều bà con người Hoa khác sinh sống lâu đời tại khu vực Sài Gòn (Gia Định cũ) đã đóng góp tiền bạc để mua đất xây dựng chùa bà Hải Nam.

Theo đó, Chùa Bà Hải Nam là nơi để tổ chức các lễ hội dân tộc, cầu mong cho mưa thuận gió hòa, quốc thái dân an.

Chùa Bà Hải Nam cũng thờ Thiên Hậu Thánh Mẫu (hay còn gọi là Bà Thiên Hậu). Vì vậy, chùa Bà Hải Nam có nhiều nét tương đồng về cấu trúc và cách bài trí với Chùa Bà Thiên Hậu ở Sài Gòn, Bình Dương, Đồng Tháp. Tuy cách bài trí đơn giản hơn so với Chùa Bà Thiên Hậu nhưng không gian trầm mặc, tôn ti và hoài cổ, thanh bình thì không nơi nào bằng.

Sau gần 200 năm tồn tại và trải qua nhiều lần trùng tu, Chùa Bà Hải Nam có diện mạo vô cùng đẹp đẽ và hoành tráng, là điểm đến không thể bỏ qua của bất kỳ du khách nào mỗi khi ghé thăm Sài Gòn.

Ngày 28/12/2001, Chùa Bà Hải Nam đã được Bộ Văn hóa – Thông tin cấp bằng chứng nhận “Di tích lịch sử – văn hóa” cấp quốc gia theo Quyết định số 52/2001/QĐ/BVHTT.

Chùa Bà Hải Nam nằm ở đâu?

Chùa Bà Hải Nam quận 5 còn có tên gọi khác là Hội Quán Huỳnh Hữu, có địa chỉ tại số 276 đường Trần Hưng Đạo B, Phường 11 Quận 5 thành phố Hồ Chí Minh.

Không gian Chùa Bà Hải Nam quận 5

Chùa Bà Hải Nam được thiết kế với không gian mang đậm màu sắc văn hóa dân gian vùng Nam Hải Trung Quốc.

Không gian bên ngoài

Chùa Hải Nam có sân khá rộng, hai bên cửa chùa có tượng sư tử và được trang trí bằng nhiều đèn lồng. Đây là một nét đặc trưng của văn hóa Trung Hoa.

Bước vào cổng chùa, du khách sẽ thấy có một lư hương lớn đặt trang trọng ngay cửa,  cùng với đó là những chiếc ghế, mái hiên hình tròn khiến người ta hoài niệm về quá khứ cũng gợi cho du khách đến đây cảm nhận được sự tồn tại của đất nước Trung Hoa.

Không gian chính điện

Trong chính điện của chùa Bà Hải Nam, du khách sẽ thấy một nét đặc trưng mà ngôi chùa Trung Hoa thường có đó là thờ các thần tượng đại diện cho tín ngưỡng Trung Quốc, ví dụ như: Ngọc Hoàng, Diêm Vương, Thánh Mẫu.

Cùng với đó là các bức điêu khắc rồng hoặc câu đối khác hay khám thờ, các bức bao lam, hoàng phi vô cùng đẹp mắt.

Bước vào gian thờ là không gian văn hoá mang đậm màu sắc Trung Hoa. Hiện ra trước mắt phía trên trần là những khoanh ngang vòng được người dân mua khi đến chùa rồi đốt lên và treo lên trần chùa, ngụ ý là để cầu an và giải hạn.

Vào điện thờ của chùa Bà Hải Nam, du khách sẽ bị ấn tượng bởi hai dãy ghế gỗ ở hai bên phía trước của chánh điện. Hình ảnh này giống với các bối cảnh trong phim cung đấu của Trung Hoa là hai dãy ghế ở hai bên cung Hoàng hậu nương nương dùng để đón tiếp các phi tần đến thỉnh an hoàng hậu vào mỗi buổi sáng  .

Chùa Bà Hải Nam thờ ai?

Chùa Bà Hải Nam thờ thánh Mẫu Thiên Hậu, Tứ Vị Thánh Nương, Ý Mỹ Nương Nương và các vị thần linh khác.

Vào ngày giỗ của các bà đều có tổ chức nghi lễ lớn.Cụ thể, vào ngày lễ nguyên tiêu hằng năm đều tổ chức ca kịch Hải Nam.

Cũng như các hội quán khác, từ khi mới hình thành hội quán đã tổ chức nhiều hoạt động tương trợ, chăm lo cho bà con Hải Nam cũng như đóng góp và gắn bó với công tác xã hội.

Trải qua năm tháng, bà con Hải Nam cũng như bà con người Hoa đã sống chan hoà  và sát cánh cùng anh em ở trong công đồng của Việt Nam. Song song với việc bảo tồn Chùa Bà Hải Nam, ban quản trị Hội quán còn duy trì và phát triển nghệ thuật ca cổ Hải Nam. Hội quán đã thành lập nhóm tuồng cổ nổi tiếng Hải Nam và biểu diễn phục vụ vào các dịp lễ hội của bà con Hải Nam.

Nét đặc trưng của Chùa Bà Hải Nam quận 5

Một trong những nét đặc trưng mà du khách sẽ bắt gặp khi đến Chùa Bà Hải Nam là phong tục múa lân. Phong tục này được bắt nguồn từ một câu truyện dân gian.

Theo đó, vào thời Trung Hoa cổ đại, hằng năm cứ vào dịp đất trời chuyển từ mùa đông sang mùa xuân thì dân gian lại xuất hiện một thượng cổ thần thú chuyên đi khắp nơi để phá hoại mùa màng. Nếu ai tìm cách chống cực thì sẽ bị thầm tú ăn thịt. Người dân Trung Hoa gọi thằng này là con niên.

Hung dữ là vậy nhưng con niên lại rất sợ màu đỏ và tiếng ồn. Do đó, mỗi khi Tết đến, người Trung Hoa thường treo vài tấm vải đỏ trước nhà và quăng ống tre vào đống lửa đang cháy để tạo ra các tiếng nổ như pháo để đuổi con niên.

Một thời gian sau này dân gian may mắn xuất hiện ông Đại đồ Phật mà người ta gọi là ông Địa. Khi ông đến gặp con niên, ông đã dùng thần lực để khống chế con niên, trên tay ông đã cầm sẵn một số linh chi thảo dược để xoa đầu rồi cho con niên ăn. Ăn xong nó ngủ một giấc, sau khi thức dậy con niên bỗng dưng ngoan ngoãn và cứ đi theo sau Ông Địa rồi trở thành vật cưỡi của ông Địa.

Con niên trở nên hiền lành và gần gũi với con người. Từ đó, người Trung Hoa đã tạo hình dáng con niên và gọi đó là con lân. Sau đó người ta sẽ chui vào đó đi nhảy múa khắp nơi, biểu diễn tại các ngôi miếu quanh làng.

Sự xuất hiện của con niên và được ông Địa cảm hóa, người Trung Hoa coi đó là một điềm giữ hoá lành. Do đó,  mỗi dịp lễ tết được xem múa lân là một sự may mắn về tiền tài và danh lợi trong phong tục tập quán của người dân Trung Hoa.

Văn hóa Trung Hoa đã ảnh hưởng một phần không nhỏ đến đời sống và văn hóa của người dân Việt Nam và đặc biệt là vùng đất thuộc Quận 5 thành phố Hồ Chí Minh. Chùa Bà Hải Nam mang đậm màu sắc văn hóa Trung Hoa đã được hình thành và vẫn còn lưu giữ đến ngày nay.

Trên đây là những thông tin về Chùa Bà Hải Nam quận 5 mà chúng tôi gửi đến bạn đọc. Hi vọng những chia sẻ nêu trên giúp bạn hiểu rõ hơn về ngôi chùa này.

Rate this post

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *