Bảo hiểm công trình xây dựng là một loại hình bảo hiểm mà đối tượng áp dụng là các công trình xây dựng. Theo đó, rủi ro sẽ được bồi thường khi công trình xảy ra tổn thất vật chất trong quá trình thi công và được bồi thường cho người thứ ba tức không phải người trong công trình cũng như chủ đầu tư. Để hiểu rõ hơn về vấn này, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua nội dung bài viết dưới đây!
Mục Lục
- 1 Thế nào là bảo hiểm công trình xây dựng?
- 2 Văn bản quy phạm pháp luật về bảo hiểm công trình xây dựng
- 3 Loại công trình nào phải mua bảo hiểm công trình xây dựng?
- 4 Trách nhiệm mua bảo hiểm công trình xây dựng thuộc về ai?
- 5 Phạm vi bảo hiểm công trình xây dựng
- 6 Một số câu hỏi thường gặp về bảo hiểm công trình xây dựng
Thế nào là bảo hiểm công trình xây dựng?

Bảo hiểm công trình xây dựng được hiểu là loại hình bảo hiểm được áp dụng đối với các công trình xây dựng. Ở loại bảo hiểm này, rủi ro sẽ được bồi thường nếu công trình xảy ra tổn thất về vật chất trong quá trình xây dựng và bồi thường cho người thứ 3.
Việc bồi thường được thực hiện bởi công ty bảo hiểm. Theo đó, doanh nghiệp bảo hiểm sẽ bồi thường cho thiệt hại vật chất công trình đến mức cao nhất của công trình được hai bên (doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm) thỏa thuận thống nhất trong hợp đồng bảo hiểm hoặc giấy chứng nhận bảo hiểm.
Văn bản quy phạm pháp luật về bảo hiểm công trình xây dựng
- Luật kinh doanh bảo hiểm số 24/2000/QH10 được được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa X, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 09 tháng 12 năm 2000 sửa đổi, bổ sung năm 2010 và 2019 (Sau đây gọi tắt là “Luật Kinh doanh bảo hiểm”);
- Luật Bảo vệ Môi trường số 72/2020/QH14 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIV, kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 17 tháng 11 năm 2020 và các văn bản hướng dẫn thi hành (Sau đây gọi tắt là “Luật Bảo vệ Môi trường 2020”);
- Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 được Quốc hội được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 18 tháng 6 năm 2014 sửa đổi, bổ sung bởi Luật Xây dựng số 62/2020/QH14 ngày 17 tháng 6 năm 2020 (Gọi tắt là “Luật Xây dựng 2014”);
- Nghị định số 119/2015/NĐ-CP ngày 13 tháng 11 năm 2015 của Chính phủ quy định bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 20/2022/NĐ-CP (Gọi tắt là “Nghị định 119/2015/NĐ-CP”);
- Nghị định số 15/2021/NĐ-CP ngày 03/03/2021/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng (Gọi tắt là “Nghị định 15/2021/NĐ-CP”);
- Thông tư số 329/2016/TT-BTC ngày 26 tháng 12 năm 2016 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 119/2015/NĐ-CP ngày 13 tháng 11 năm 2015 của Chính phủ quy định bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng (Gọi tắt là “Thông tư 329/2016/TT-BTC”).
Loại công trình nào phải mua bảo hiểm công trình xây dựng?
Căn cứ Điều 4 Nghị định 119/2015/NĐ-CP, đối tượng phải mua bảo hiểm công trình trong thời gian xây dựng bao gồm:
Thứ nhất: Công trình, hạng mục công trình có ảnh hưởng lớn đến an toàn, lợi ích cộng đồng quy định tại Phụ lục X Nghị định 15/2021/NĐ-CP.
Theo Nghị định 15/2021/NĐ-CP, công trình ảnh hưởng lớn đến an toàn, lợi ích cộng đồng là các công trình được đầu tư xây dựng mới và các công trình đã được cải tạo, sửa chữa làm thay đổi quy mô, công năng, kết cấu chịu lực chính và thuộc danh mục các công trình sau đây thì chủ đầu tư hoặc nhà thầu phải có trách nhiệm mua bảo hiểm công trình xây dựng:
Mã số | Loại công trình | Cấp công trình | |
I | CÔNG TRÌNH DÂN DỤNG | ||
I.1 | Nhà ở | Các tòa nhà chung cư, nhà ở tập thể khác | Cấp III trở lên |
I.2 | Công trình công cộng | ||
I.2.1 | Công trình giáo dục, đào tạo, nghiên cứu | Cấp III trở lên | |
I.2.2 | Công trình y tế | Cấp III trở lên | |
I.2.3 | Công trình thể thao | Sân vận động; nhà thi đấu (các môn thể thao); bể bơi; sân thi đấu các môn thể thao có khán đài | Cấp III trở lên |
I.2.4 | Công trình văn hóa | Trung tâm hội nghị, nhà hát, nhà văn hóa, câu lạc bộ, rạp chiếu phim, rạp xiếc, vũ trường; các công trình di tích; bảo tàng, thư viện, triển lãm, nhà trưng bày; tượng đài ngoài trời; công trình vui chơi giải trí; công trình văn hóa tập trung đông người và các công trình khác có chức năng tương đương | Cấp III trở lên |
I.2.5 | Công trình thương mại | Trung tâm thương mại, siêu thị | Cấp III trở lên |
Nhà hàng, cửa hàng ăn uống, giải khát và các cơ sở tương tự | Cấp II trở lên | ||
I.2.6 | Công trình dịch vụ | Khách sạn, nhà khách, nhà nghỉ; khu nghỉ dưỡng; biệt thự lưu trú; căn hộ lưu trú và các cơ sở tương tự; bưu điện, bưu cục, cơ sở cung cấp dịch vụ bưu chính, viễn thông khác | Cấp III trở lên |
I.2.7 | Công trình trụ sở, văn phòng làm việc | Các tòa nhà sử dụng làm trụ sở, văn phòng làm việc | Cấp III trở lên |
I.2.8 | Các công trình đa năng hoặc hỗn hợp | Các tòa nhà, kết cấu khác sử dụng đa năng hoặc hỗn hợp khác | Cấp III trở lên |
I.2.9 | Công trình phục vụ dân sinh khác | Các tòa nhà hoặc kết cấu khác được xây dựng phục vụ dân sinh | Cấp II trở lên |
II | CÔNG TRÌNH CÔNG NGHIỆP | ||
II.1 | Công trình sản xuất vật liệu, sản phẩm xây dựng | Cấp III trở lên | |
II.2 | Công trình luyện kim và cơ khí chế tạo | Cấp III trở lên | |
II.3 | Công trình khai thác mỏ và chế biến khoáng sản | Cấp III trở lên | |
II.4 | Công trình dầu khí | Cấp III trở lên | |
II.5 | Công trình năng lượng | Cấp III trở lên | |
II.6 | Công trình hóa chất | Cấp III trở lên | |
II.7 | Công trình công nghiệp nhẹ | Cấp III trở lên | |
III | CÔNG TRÌNH HẠ TẦNG KỸ THUẬT | ||
III.1 | Công trình cấp nước | Cấp II trở lên | |
III.2 | Công trình thoát nước | Cấp II trở lên | |
III.3 | Công trình xử lý chất thải rắn | Cấp II trở lên | |
III.4 | Công trình hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động | Nhà, trạm viễn thông, cột ăng ten, cột treo cáp | Cấp III trở lên |
III.5 | Nhà tang lễ; cơ sở hỏa táng | Cấp II trở lên | |
III.6 | Nhà để xe (ngầm và nổi) Cống, bể, hào, hầm tuy nen kỹ thuật | Cấp II trở lên | |
IV | CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG | ||
IV.1 | Đường bộ | Đường ô tô cao tốc | Mọi cấp |
Đường ô tô, đường trong đô thị | Cấp III trở lên | ||
Bến phà | Cấp III trở lên | ||
Bến xe; cơ sở đăng kiểm phương tiện giao thông đường bộ; trạm thu phí; trạm dừng nghỉ | Cấp III trở lên | ||
Đường sắt | Đường sắt cao tốc, đường sắt tốc độ cao, đường sắt đô thị (đường sắt trên cao, đường tàu điện ngầm/Metro); đường sắt quốc gia; đường sắt chuyên dụng và đường sắt địa phương | Mọi cấp | |
Ga hành khách | Cấp III trở lên | ||
Cầu | Cầu đường bộ, cầu bộ hành, cầu đường sắt, cầu phao | Cấp III trở lên | |
Hầm | Hầm đường ô tô, hầm đường sắt, hầm cho người đi bộ | Cấp III trở lên | |
Hầm tàu điện ngầm (Metro) | Mọi cấp | ||
IV.2 | Công trình đường thủy nội địa | Cảng, bến thủy nội địa (cho hành khách) | Cấp II trở lên |
Đường thủy có bề rộng (B) và độ sâu (H) nước chạy tàu (bao gồm cả phao tiêu, công trình chính trị) | Cấp II trở lên | ||
IV.3 | Công trình hàng hải | Bến/cảng biển, bến phà (cho hành khách) | Cấp III trở lên |
Các công trình hàng hải khác | Cấp II trở lên | ||
IV.4 | Công trình hàng không | Nhà ga hàng không; khu bay (bao gồm cả các công trình bảo đảm hoạt động bay) | Mọi cấp |
IV.5 | Tuyến cáp treo và nhà ga | Để vận chuyển người | Mọi cấp |
Để vận chuyển hàng hóa | Cấp II trở lên | ||
V | CÔNG TRÌNH NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN | ||
V.1 | Công trình thủy lợi | Công trình cấp nước | Cấp II trở lên |
Hồ chứa nước | Cấp III trở lên | ||
Đập ngăn nước và các công trình thủy lợi chịu áp khác | Cấp III trở lên | ||
V.2 | Công trình đê điều | Mọi cấp |
Thứ hai: Công trình đầu tư xây dựng có ảnh hưởng lớn đến môi trường thuộc danh mục dự án phải thực hiện đánh giá tác động môi trường (ĐTM) theo quy định tại Phụ lục II và Phụ lục III Nghị định số 18/2015/NĐ-CP.
Nghị định 18/2015/NĐ-CP hết hiệu lực từ ngày 10/01/2022 và đã được thay thế bởi Nghị định 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.
Theo quy định của pháp luật hiện hành, cụ thể tại Điều 30 Luật Bảo vệ Môi trường 2020, đối tượng phải thực hiện báo cáo đánh giá tác động môi trường bao gồm:
- Dự án đầu tư nhóm I có nguy cơ tác động xấu đến môi trường ở mức độ cao được quy định tại Khoản 3 Điều 28 Luật Bảo vệ môi trường 2020.
- Dự án đầu tư nhóm II có nguy cơ tác động xấu đến môi trường được quy định tại các điểm c, d, đ và e Khoản 4 Luật Bảo vệ môi trường 2020.
Như vậy, nếu các công trình xây dựng thuộc đối tượng phải thực hiện báo cáo đánh giá tác động theo quy định tại Luật Bảo vệ Môi trường 2020 thì chủ đầu tư hoặc nhà thầu có trách nhiệm phải mua bảo hiểm công trình xây dựng.
Thứ ba: Công trình có yêu cầu kỹ thuật đặc thù, điều kiện thi công xây dựng phức tạp theo quy định của pháp luật về xây dựng và pháp luật khác có liên quan.
Ngoài bảo hiểm công trình trong thời gian xây dựng nêu trên, nhà thầu tư vấn phải mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp tư vấn đầu tư xây dựng đối với công việc khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng của công trình xây dựng từ cấp II trở lên. Bên mua bảo hiểm phải mua bảo hiểm trách nghiệm nghề nghiệp tư vấn đầu tư xây dựng trước khi thực hiện công việc tư vấn đầu tư xây dựng.
Bên cạnh đó, nhà thầu thi công xây dựng phải mua bảo hiểm đối với người lao động thi công trên công trường. Theo đó, bên mua bảo hiểm phải mua bảo hiểm cho người lao động trước khi người lao động thực hiện công việc thi công trên công trường.
Kết luận: Bảo hiểm công trình xây dựng là một thủ tục bắt buộc trong thi công xây dựng công trình. Chủ đầu tư, nhà thầu tư vấn, nhà thầu thi công xây dựng (gọi tắt là “bên mua bảo hiểm”) và doanh nghiệp bảo hiểm triển khai bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng theo trách nhiệm, mức phí bảo hiểm và số tiền bảo hiểm tối thiểu quy định của pháp luật.
Trách nhiệm mua bảo hiểm công trình xây dựng thuộc về ai?
Theo Khoản 1 Điều 4 Nghị định 119/2015/NĐ-CP, chủ đầu tư hoặc nhà thầu (trong trường hợp phí bảo hiểm công trình đã được tính vào giá hợp đồng) phải mua bảo hiểm công trình trong thời gian xây dựng đối với:
- Công trình, hạng mục công trình có ảnh hưởng đến an toàn cộng đồng;
- Công trình đầu tư xây dựng có ảnh hưởng lớn đến môi trường thuộc danh mục dự án phải thực hiện báo cáo đánh giá tác động môi trường theo quy định của pháp luật; và
- Công trình có yêu cầu kỹ thuật đặc thù, điều kiện thi công xây dựng phức tạp theo quy định của pháp luật về xây dựng và pháp luật khác có liên quan.
Như vậy, đối với công trình thuộc đối tượng bắt buộc phải mua bảo hiểm thì việc mua bảo hiểm công trình trong thời gian xây dựng do chủ đầu tư thực hiện, trường hợp phí bảo hiểm công trình xây dựng được tính trong giá hợp đồng với nhà thầu thi công xây dựng thì việc mua bảo hiểm công trình do nhà thầu thực hiện phù hợp với nội dung hợp đồng đã ký kết và các quy định của pháp luật có liên quan.
Đồng thời, như đã nêu trên, nhà thầu đầu tư phải mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp tư vấn đầu tư đối với công việc khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng của công trình xây dựng từ cấp II trở lên. Ngoài ra, nhà thầu thi công xây dựng sẽ có trách nhiệm mua bảo hiểm cho người lao động thi công trên công trường.
Phạm vi bảo hiểm công trình xây dựng
Điều 6 Nghị định 119/2015/NĐ-CP quy định về phạm vi bảo hiểm công trình xây dựng như sau:
Thứ nhất: Đối với bảo hiểm công trình xây dựng đang trong thời gian xây dựng: Doanh nghiệp bảo hiểm phải thực hiện trách nhiệm bồi thường đối với các tổn thất phát sinh từ công trình xây dựng. Trừ các tổn thất được loại trừ trách nhiệm bảo hiểm.
Thứ hai: Đối với bảo hiểm về trách nhiệm tư vấn đầu tư công trình xây dựng: Doanh nghiệp bảo hiểm cần phải bồi thường cho nhà thầu tư vấn đầu tư công trình xây dựng các khoản tiền mà nhà thầu tư vấn có trách nhiệm bồi thường cho các tổn thất của bên thứ ba và các chi phí có liên quan phát sinh từ việc thực hiện công việc tư vấn đầu tư xây dựng. Trừ các tổn thất được loại trừ trách nhiệm bảo hiểm.
Thứ ba: Đối với bảo hiểm dành cho người lao động thi công trên công trường xây dựng: Doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện trách nhiệm bồi thường cho nhà thầu thi công xây dựng những khoản tiền mà nhà thầu thi công xây dựng có trách nhiệm bồi thường cho người lao động bị thương tật, chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phát sinh do thực hiện công việc thi công trên công trường. Trừ các trường hợp được loại trừ trách nhiệm bảo hiểm.
Căn cứ Khoản 2 Điều 6 Nghị định 119/2015/NĐ-CP, các tổn thất được loại trừ trách nhiệm bảo hiểm gồm có:
- Tổn thất phát sinh từ hành vi cố ý;
- Tổn thất không mang tính ngẫu nhiên;
- Tổn thất không lượng hóa được bằng tiền;
- Tổn thất mang tính thảm họa;
- Tổn thất phát sinh trong trường hợp bên mua bảo hiểm không có quyền lợi có thể được bảo hiểm.
Một số câu hỏi thường gặp về bảo hiểm công trình xây dựng
Nếu trong quá trình thi công xây dựng công trình mà xảy ra rủi ro, thì dưới đây là những câu hỏi thường gặp nhất về bảo hiểm công trình xây dựng:
1. Thời hạn và thời điểm phát sinh trách nhiệm bảo hiểm công trình xây dựng?
⟹Thời hạn bảo hiểm công trình trong thời gian xây dựng là khoảng thời gian cụ thể, tính từ ngày bắt đầu đến ngày kết thúc thời gian xây dựng căn cứ vào văn bản của cấp có thẩm quyền quyết định đầu tư (bao gồm cả điều chỉnh, bổ sung nếu có) và được ghi trong hợp đồng bảo hiểm.
⟹ Thời hạn bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp tư vấn đầu tư xây dựng bắt đầu kể từ ngày thực hiện công việc tư vấn đến hết thời gian bảo hành công trình theo quy định pháp luật.
⟹ Thời hạn bảo hiểm đối với người lao động thi công trên công trường bắt đầu kể từ ngày thực hiện công việc thi công trên công trường đến hết thời gian bảo hành công trình theo quy định pháp luật. Việc xác định thời hạn bảo hiểm cụ thể đối với người lao động căn cứ vào hợp đồng lao động.
⟹ Thời điểm phát sinh trách nhiệm bảo hiểm là ngay sau khi giao kết hợp đồng bảo hiểm và bên mua bảo hiểm thực hiện thanh toán phí bảo hiểm theo thỏa thuận tại Hợp đồng bảo hiểm phù hợp với quy định của pháp luật
2. Số tiền bảo hiểm tối thiểu là bao nhiêu?
⟹ Đối với bảo hiểm công trình trong thời gian xây dựng: Số tiền bảo hiểm tối thiểu là giá trị đầy đủ của công trình khi hoàn thành nhưng không được thấp hơn tổng giá trị hợp đồng xây dựng, bao gồm cả giá trị điều chỉnh, bổ sung (nếu có).
⟹ Đối với bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp tư vấn đầu tư xây dựng: Số tiền bảo hiểm tối thiểu bằng giá trị hợp đồng tư vấn, thiết kế.
⟹ Đối với bảo hiểm cho người lao động thi công trên công trường: Số tiền bảo hiểm tối thiểu là 100 triệu đồng/người/vụ. Mức bồi thường cụ thể trong trường hợp người lao động bị thương tật, chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.
Trên đây là nội dung bài viết về bảo hiểm công trình xây dựng mà chúng tôi gửi đến bạn đọc. Hi vọng những chia sẻ nêu trên hữu ích đối với Quý độc giả.