Biên bản bàn giao tài sản nhà trường chuẩn xác nhất hiện nay

Biên bản bàn giao tài sản nhà trường có ý nghĩa quan trọng về mặt pháp lý. Đồng thời, biên bản bàn giao còn góp phần đảm bảo quyền và lợi ích của các bên một cách tốt nhất. Tuy nhiên để có thể viết được một biên bản bàn giao hoàn chỉnh không phải ai cũng biết. Bài viết dưới đây, chúng tôi gửi đến bạn đọc một số mẫu biên bản bàn giao tài sản nhà trường chuẩn xác nhất.

Biên bản bàn giao tài sản nhà trường là gì?

Biên bản bàn giao tài sản nhà trường chuẩn xác nhất hiện nay

Biên bản bàn giao tài sản nhà trường là văn bản  xác nhận việc chuyển giao tài sản giữa một bên là bên chuyển giao (hay còn gọi là nhà trường) cho một bên khác (bên nhận chuyển giao). Thông qua đó các bên tiến hành thống kê tài sản, công cụ, dụng cụ học tập giúp cho quá trình bàn giao tài sản diễn ra nhanh chóng, thuận tiện hơn.

Thông thường, biên bản bàn giao tài sản nhà trường gồm có: Quốc hiệu, tiêu ngữ; số biên bản; ngày lập biên bản; tên biên bản; thời gian, địa điểm; thành phần tham dự; danh mục tài sản bàn giao; điều khoản thi hành; ký, ghi rõ họ tên (đại diện) của các bên; và xác nhận của nhà trường.

Ngoài ra, biên bản bàn giao tài sản nhà trường thường được lập thành 02 hai bản gốc, có giá trị pháp lý như sau. Mỗi bên giữ 01 bản để làm căn cứ thực hiện và dùng để giải quyết các mâu thuẫn, tranh chấp xảy ra (nếu có).

Giá trị pháp lý của biên bản bàn giao tài sản nhà trường

Việc bàn giao tài sản được lập thành văn bản có chữ ký của các bên (bên bàn giao và bên nhận bàn giao) có ý nghĩa đặc biệt quan trọng về mặt pháp lý. Theo đó, đây là giấy tờ ghi nhận danh mục tài sản mà các bên đã bàn giao nên ràng buộc trách nhiệm bảo quản, giữ gìn tài sản của bên nhận bàn giao. Đồng thời, là căn cứ để giải quyết các tranh chấp phát sinh (nếu có).

Từ đó, góp phần đảm bảo quyền lợi của các bên một cách tốt nhất, tạo điều kiện thuận lợi cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong quá trình giải quyết tranh chấp xảy ra n(nếu có).

Một vài mẫu biên bản bàn giao tài sản nhà trường chuẩn xác nhất hiện nay

Để viết một biên bản bàn giao tài sản không phải là vấn đề quá khó khăn. Song viết như thế nào cho đúng, đầy đủ nội dung để đảm bảo giá trị pháp lý thì không phải ai cũng biết. Dưới đây là một số mẫu biên bản bàn giao tài sản nhà trường chuẩn xác nhất mà bạn đọc có thể tham khảo.

Mẫu biên bản bàn giao cơ sở vật chất của nhà trường đầu năm học

PHÒNG/SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN/TỈNH….TRƯỜNG ….——————–CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập – Tự do – Hạnh phúc——————–
Số: …../BBBG-……, ngày….tháng…năm….

BIÊN BẢN

V/v: Bàn giao cơ sở vật chất lớp học năm học…

Hôm nay, ngày…tháng…năm…, tại địa chỉ:…..Chúng tôi gồm có:

BÊN BÀN GIAO:TRƯỜNG…………………………………………………………………………………………………………..
Đại diện:…………………………………………………………………………………………………………………………
Chức vụ:………………………………………………………………………………………………………………………….
Số điện thoại:………………………………………………………………………………………………………………………….
Email:………………………………………………………………………………………………………………………….

(Sau đây gọi tắt là “Bên A”)

BÊN NHẬN BÀN GIAO:Ông/Bà………………………………………………………………………………………………..
Chức vụ:…………………………………………………………………………………………………………..
Số điện thoại:…………………………………………………………………………………………………………..
Email:…………………………………………………………………………………………………………..

(Sau đây gọi tắt là “Bên B”)

Bên A và Bên B sau đây gọi riêng là “Bên” và gọi chung là “Các Bên”.

Bên A và Bên B tiến hành lập biên bản bàn giao cơ sở vật chất lớp học năm học… (“Biên Bản”) với các nội dung cụ thể như sau:

ĐIỀU 1: DANH MỤC TÀI SẢN BÀN GIAO

Bên A bàn giao cho Bên B danh mục các tài sản sau đây:

STTTên Thiết BịSố LượngTình TrạngGhi Chú
1Bảng
2Bàn ghế giáo viên
3Bàn ghế học sinh
4Chổi, ky rác
5Quạt trần
6Bóng điện
7Cửa sổ
8Cửa chính
9Biển, khẩu hiệu lớp
10Bảng điện
11Máy chiếu

ĐIỀU 2: ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

  1. Bên A đã bàn giao và Bên B đã nhận bàn giao đầy đủ danh mục các tài sản nêu trên. Kể từ ngày…/…/…., Bên B có trách nhiệm bảo quản, sử dụng đúng mục đích các cơ sở vật chất lớp học đã được bàn giao. Trường hợp Bên B làm cơ sở vật chất bị hư hỏng thì phải tu sửa lại hoặc bồi thường theo yêu cầu.
  2. Vào cuối năm học, Bên B có trách nhiệm bàn giao lại các tài sản nêu trên cho Bên A.
  3. Biên Bản này được lập thành 02 bản có giá trị pháp lý như nhau. Mỗi bên giữ 01 bản để làm căn cứ thực hiện./
ĐẠI DIỆN BÊN A(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu (nếu có))BÊN B (Ký, ghi rõ họ tên)

Mẫu biên bản bàn giao cơ sở vật chất cho nhà trường trong thời gian hè

PHÒNG/SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN/TỈNH….TRƯỜNG ….——————–CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập – Tự do – Hạnh phúc——————–
Số: …../BBBG-……, ngày….tháng…năm….

BIÊN BẢN

V/v: Bàn giao cơ sở vật chất nhà trường trong thời gian hè

      1.     Thời gian, địa điểm

  • Thời gian:….giờ…phút, ngày…tháng…năm
  • Địa điểm tại:…………………………………………………………..
  1.     Thành phần
BÊN BÀN GIAO:ÔNG/BÀ………………………………………………………………………………………………………….
Chức vụ:…………………………………………………………………………………………………………………….
Số điện thoại:…………………………………………………………………………………………………………………….
Email:…………………………………………………………………………………………………………………….

(Sau đây gọi tắt là “Bên A”)

BÊN NHẬN BÀN GIAO:ÔNG/BÀ…………………………………………………………………………………………………………..
Chức vụ:…………………………………………………………………………………………………………………….
Số điện thoại:…………………………………………………………………………………………………………………….
Email:…………………………………………………………………………………………………………………….

(Sau đây gọi tắt là “Bên B”)

Bên A và Bên B sau đây gọi riêng là “Bên” và gọi chung là “Các Bên”.

  1.   Nội dung bàn giao

Các Bên tiến hành bàn giao cơ sở chất chất nhà trường với các nội dung cụ thể như sau:

STTTên Tài SảnSố LượngTình TrạngGhi chú
1Phòng học
2Phòng hội đồng
3Phòng hiệu trưởng
4Phòng phó hiệu trưởng
6Thư viện
7Phòng thí nghiệm
8Phòng tin học
9Phòng chờ giáo viên
10Phòng y tế
11Khuôn viên, cây cảnh trường
12Chùm chìa khóa
  1.     Trách nhiệm của Bên A

4.1.  Quản lý, bảo quản số tài sản đã nhận bàn giao trong thời gian hè để tiếp tục sử dụng trong năm học mới.

4.2.   Niêm phong cửa chính và cửa sổ. Cắt cầu giao điện ở các phòng học, hành lang để bảo đảm an toàn trong mùa mưa    bão.

4.3. Trường hợp có bất kỳ vấn đề nào xảy ra liên quan đến việc quản lý, bảo quản các tài sản nêu trên, Bên A có trách nhiệm báo cáo với Ban giám hiệu, với các đoàn thể trong nhà trường để tìm giải pháp xử lý.

4.4. Nếu có bất kỳ mất mát, hư hỏng nào đối với số tài sản nêu trên, Bên B tự hoàn toàn chịu trách nhiệm.

  1.     Trách nhiệm của Bên B

5.1.  Bàn giao đầy đủ các tài sản nêu trên cho Bên A.

5.2.  Phối hợp với Bên B và nhà trường để xử lý các vấn đề phát sinh liên quan đến số tài sản nêu trên.

  1. Hiệu lực thi hành

Biên bản này được lập thành 03 bản có giá trị pháp lý như nhau. Mỗi bên giữ 01 bản để làm căn cứ thực hiện và nhà trường giữ 01 để lưu./.

BÊN A(Ký, ghi rõ họ tên)BÊN B (Ký, ghi rõ họ tên)

Cách viết biên bản bàn giao tài sản nhà trường

Khi tiến hành soạn biên bản bàn giao tài sản nhà trường, người lập biên bản cần ý thức được tầm quan trọng cũng như giá trị pháp lý của biên bản. Từ đó, soạn biên bản bàn giao đúng, đủ nội dung và đảm bảo quyền lợi của các bên.

Cách viết biên bản bàn giao tài sản nhà trường chuẩn xác nhất
Cách viết biên bản bàn giao tài sản nhà trường chuẩn xác nhất

Theo đó, bạn đọc có thể tham khảo một số gợi ý về cách soạn biên bản bàn giao tài sản nhà trường dưới đây:

  • Ghi ghi đầy đủ quốc hiệu tiêu ngữ;
  • Nêu rõ thời gian, địa điểm tiến hành bàn giao và lập ra biên bản;
  • Cung cấp đầy đủ thông tin cá nhân, thông tin liên lạc của các bên: Bên bàn giao và bên nhận bàn giao;
  • Ghi đầy đủ, rõ ràng những danh mục tài sản bàn giao trong biên bản bàn giao tài sản nhà trường;
  • Nêu rõ trách nhiệm của các bên sau khi bàn giao;
  • Có đầy đủ chữ ký, họ tên và đóng dấu (nếu có) của các bên.

Trên đây là những nội dung liên quan đến biên bản bàn giao tài sản nhà trường mà chúng tôi gửi đến bạn đọc. Hi vọng những chia sẻ nêu trên sẽ giúp ích cho các quý độc giả khi viết biên bản bàn giao tài sản nói chung và biên bản bàn giao tài sản nhà trường nói riêng.

Rate this post

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *