Chiều cao tầng nhà theo quy định là bao nhiêu?

Để có một ngôi nhà đẹp đến từng milimet thì chiều cao tầng nhà vô cùng quan trọng, vì nó không chỉ ảnh hưởng đến cấu trúc toàn bộ ngôi nhà, mà nó còn ảnh hưởng đến các yếu tố phong thủy. Vậy chiều cao của một ngôi nhà được tính như thế nào? Để giải đáp cho vấn đề này, mọi người hãy theo dõi bài viết dưới đây nhé.

Chiều cao tầng nhà là gì? Tại sao nên xác định chiều cao tầng nhà?

Chiều cao tầng nhà được hiểu là khoảng cách được tính từ sàn nhà của tầng này đến trần nhà của tầng đó. Chiều cao của mỗi tầng nhà sẽ có kích thước khác nhau tùy theo diện tích đất, mục đích sử dụng và yêu cầu của gia chủ.

Vậy tại sao cần phải xác định chiều cao nhà? Việc làm này sẽ đem đến lợi ích gì?

  • Việc tính toán chiều cao của các tầng nhà sẽ giúp ta xác định được độ cao phù hợp cho ngôi nhà và tạo không gian thoải mái, thoáng đãng. Nếu ngôi nhà có chiều cao quá lớn sẽ tạo cho người ở cảm giác trống trải, cô đơn và gây tốn kém chi phí. Ngược lại, nếu chiều cao quá thấp sẽ tạo cảm giác ngột ngạt, bí bách cho người ở.
  • Xác định chiều cao ngôi nhà phù hợp sẽ giúp tổng thể ngôi nhà trông cân đối và hài hòa hơn, đồng thời thể hiện tính thẩm mỹ của kiến trúc.
  • Nếu tính chiều cao nhà sai sẽ ảnh hưởng đến kết cấu và các chức năng của các phòng khác.
Chiều cao của các tầng nhà được xác định như thế nào?
Chiều cao của các tầng nhà được xác định như thế nào?

Cách xác định chiều cao tầng nhà dựa trên các yếu tố thực tế

Quy định về chiều cao tầng nhà sẽ có sự khác nhau do bị chi phối bởi nhiều yếu tố. Vì vậy, để xác định được chiều cao của mỗi tầng nhà cụ thể như thế nào, mọi người hãy xem tiếp phần dưới đây:

Chiều cao tầng nhà theo quy định của Pháp luật

Để có một ngôi nhà cân đối và có chiều cao các tầng hợp lý bạn có thể tính chiều cao của các tầng nhà theo quy định của Pháp luật sau đây:

  • Độ cao tối đa từ mặt sàn tầng này đến mặt sàn tầng kế tiếp là 3m
  • Từ tầng 2 trở lên, độ cao tối đa từ mặt sàn tầng này đến mặt sàn tầng trên là 3,4m
  • Độ cao của sàn nhà tối đa là 3,5m, tính từ khoảng cách của vỉa hè đến đáy ban công.
  • Nếu đường lộ giới thấp hơn 3,5m, độ cao sàn tối đa là 3,8m và trong trường hợp này gia chủ không được làm tầng lửng.
  • Nếu đường lộ giới cao hơn 3,5m và thấp hơn 20m, độ cao sàn tối đa là 5,8m và được bố trí tầng lửng.
  • Nếu đường lộ giới cao hơn 20m, độ cao sàn tối đa là 7m và được xây thêm tầng lửng.
Xác định chiều cao nhà theo quy định của Pháp luật
Xác định chiều cao nhà theo quy định của Pháp luật

Chiều cao nhà theo phong cách kiến trúc

Theo từng phong cách kiến trúc sẽ có cách tính chiều cao mỗi tầng nhà khác nhau, cụ thể cách tính như sau:

  • Kiến trúc hiện đại: Theo phong cách kiến trúc này, các trần nhà thường rất cao, không trang trí quá cầu kỳ, độ cao tầng 1 thường phổ biến từ 3,6 – 3,9m. Từ tầng 2 trở lên, độ cao các tầng thường từ 3,3 – 3,6m
  • Kiến trúc tân cổ điển: chiều cao tầng 1 thường là 3,9m, từ tầng 2 trở lên sẽ có chiều cao khoảng 3,6 và tầng cuối cùng thường có chiều cao là 3,3m
  • Kiến trúc cổ điển Pháp: chiều cao của phong cách này được xác định tương tự như phong cách tân cổ điển. Tuy nhiên, nếu làm trần gỗ cầu kỳ ở tầng 1 thì chiều cao tối đa có thể là khoảng 4m.
  • Kiến trúc dinh thự và lâu đài: tầng 1 thường có chiều cao từ 4,2 – 4,5m, từ tầng 2 trở lên chiều cao sẽ thấp hơn, dao động từ 3,6 – 3,9m
Xác định chiều cao nhà theo phong cách kiến trúc
Xác định chiều cao nhà theo phong cách kiến trúc

Chiều cao nhà theo điều kiện kinh tế của gia đình

 Đối với một số gia đình có điều kiện kinh tế bị hạn chế, thì việc thiết kế nhà càng cao sẽ càng tốn thêm chi phí để xây dựng và nhiều khoản phí bảo dưỡng khác. Do đó, để tiết kiệm chi phí xây dựng, chiều cao nhà sẽ được chia làm 3 mức thông dụng như sau:

  • Đối với các phòng thấp sẽ có chiều cao từ 2,4 – 2,7m
  • Đối với phòng tiêu chuẩn, có chiều cao từ 3 – 3,3m
  • Đối với phòng cao, có chiều cao từ 3,6 – 5m

Chiều cao nhà theo công năng mỗi phòng

Mỗi phòng sẽ có công năng khác nhau và có cách tính chiều cao hợp lý khác nhau, cụ thể như sau:

  • Đối với phòng khách là nơi sinh hoạt gia đình cần có không gian rộng rãi và thoáng đãng, chiều cao phù hợp là từ 3,6 – 5m
  • Đối với phòng ngủ, phòng bếp, phòng ăn hay phòng làm việc cần tạo cảm giác ấm áp, vì vậy chiều cao thích hợp là từ 3 -3,3m
  • Đối với phòng để xe, phòng tắm, phòng kho có tần suất sử dụng thấp nên chỉ cần thiết kế chiều cao từ 2,4 – 2,7m là phù hợp.
Cách tính chiều cao nhà theo công năng mỗi phòng
Cách tính chiều cao nhà theo công năng mỗi phòng

Cách xác định chiều cao nhà theo phong thủy

Theo phong thủy, chiều cao tầng nhà hợp lý sẽ mang đến nhiều điều lành, sức khỏe, sự may mắn và tài lộc cho gia đình. Chiều các nhà theo phong thủy được xác định như sau:

  • Đối với các phòng có diện tích từ 30m2 trở lên thì chiều cao tầng dao động từ 3,25 – 4,1m
  • Đối với các phòng có diện tích dưới 30m2 thì chiều cao tầng phải lớn hơn hoặc bằng 3,15m

Với những mức chiều cao trên sẽ không ảnh hưởng đến tuyến thở của gia chủ mà còn đem đến nhiều may mắn và thịnh vượng cho cả gia đình.

Cách tính chiều cao nhà theo phong thủy
Cách tính chiều cao nhà theo phong thủy

Hy vọng qua bài viết trên, mọi người sẽ hiểu rõ hơn về cách xác định chiều cao tầng nhà theo quy định. Nếu mọi người còn thắc mắc nào khác thì hãy liên hệ đến trang web bất động sản Liêng Tâm qua web site: liengtam.com để được hỗ trợ giải đáp thắc mắc.

5/5 - (1 bình chọn)

Bài Viết Liên Quan