Chùa Minh Hương quận 5 nổi tiếng với những câu chuyện linh thiêng, huyền bí

Chùa Minh Hương quận 5 là ngôi chùa nổi tiếng với những câu chuyện linh thiêng, huyền bí. Cứ tết đến xuân về hay mỗi khi có dịp ghé thăm Sài Gòn, Chùa Minh Hương quận 5 luôn là địa điểm tham quan không thể thiếu trong lịch trình của mỗi du khách.

Địa chỉ của chùa Minh Hương quận 5

Chùa Minh Hương quận 5 nổi tiếng với những câu chuyện linh thiêng, huyền bí

Chùa Minh Hương quận 5 còn được người đời biết đến với nhiều tên gọi khác nhau như chùa Ông hay chùa Quan đế thánh quân tọa lạc tại số 184 Hồng Bàng, phường 12, quận 5, thành phố Hồ Chí Minh.

Tuy không quá bề thế nhưng chùa Minh Hương luôn là địa điểm tham quan của người dân trong và ngoài nước mỗi dịp tết đến xuân về. Đến với ngôi chùa này, bạn sẽ cảm nhận được không gian tĩnh lặng, bình yên giữa lòng thành phố đầy tấp nập và ồn ào.

Lịch sử của chùa Minh Hương

Trước năm 1902, vị trí của Chùa Minh Hương và Hội quán Phước An ngày nay là nền cũ của ngôi cổ miếu An Hòa. Sau đó, ngôi miếu này được nhánh người Hoa (Minh Hương) nguyên quán ở 7 phủ thuộc 3 tỉnh Quảng Đông, Phúc Kiến, Chiết Giang (Trung Quốc) sinh sống ở vùng Chợ Lớn trùng tu xây dựng lại rồi lấy tên là chùa Minh Hương, đồng thời cũng lập luôn Hội quán Phước An ngay trong chùa.

Hội quán Phước An được bố trí gọn gàng ở hai bên chùa, làm nơi gặp gỡ bà con, dòng họ vào những ngày lễ lớn. Tuy diện tích của chùa không quá lớn nhưng với lối kiến trúc chủ yếu toàn bằng gốm sứ và gỗ quý, được chạm trổ hoa văn tinh xảo, đẹp mắt nên Chùa Minh Hương và Hội quán Phước An được công nhận là di tích kiến trúc nghệ thuật cấp cấp thành phố vào năm 2009.

Kiến trúc Chùa Minh Hương

Khi đặt chân đến Chùa Minh Hương quận 5, du khách dễ nhận thấy có 2 dòng chữ tiếng Việt ở cổng chùa là Chùa Minh Hương và Phước An Hội quán.

Chùa có lối kiến trúc chủ yếu bằng gốm và gỗ, trên đỉnh chùa là mô hình phù điêu thu nhỏ bằng gốm sứ và phù điêu nghệ thuật cổng tam quan, những hoa văn chính điện, liễn xưa có giá trị. Chính điện là bàn thờ Quan thánh đế, bên cạnh là tượng 5 bà Ngũ Hành và ông Bổn địa, lúc nào cũng khói nhang nghi ngút.

Trong chùa còn lưu giữ nhiều hiện vật cổ như tượng thờ bằng gỗ lim có niên đại trên 300 năm, lư hương kiểu cổ, trống, sư tử đá, giá trưng kích thương, có 3 tủ thờ hiện vật trưng bày trang trí bằng đồng và các bộ bàn, ghế, giường, đồ gỗ xưa đời nhà Thanh, Trung Quốc.

Chùa có rất nhiều chỗ dát đồng, ánh lên một thứ ánh sáng vàng lung linh. Từ sảnh điện đến khuôn viên có treo hàng trăm cây nhang lớn hình chóp nón màu đỏ rất đẹp và thơm nức. Mỗi cây nhang dài đến mức phải mất một tuần mới cháy hết. Những cây nhang màu đỏ chụp xuống đầu người loang loáng ánh sáng vàng rực, cho người ta một cảm giác huyền diệu, tĩnh tâm đến lạ thường.

Chùa Minh Hương quận 5 thờ ai?

Như đã nêu trên, Chùa Minh Hương quận 5 còn được biết đến với tên gọi là chùa Ông. Sở dĩ chùa có tên như vậy là vì đối tượng thờ tự chính ở đây là Quan Công, hay còn được gọi tôn kính hơn là Quan Thánh đế quân. Ngoài ra, chùa Minh Hương quận 5 còn thờ Quan Âm, năm bà Ngũ Hành, ông Bổn (ông Địa), ông Mã (ngựa Xích Thố) v.v.

Tuy không phải là ngôi chùa quá bề thế nhưng không gian tâm linh uy nhiên, thoát tục cùng với những câu chuyện linh thiêng khiến chùa Minh Hương quận 5 ngày càng nổi tiếng và thu hút được nhiều khách du lịch đến đây tham quan.

Đến chùa Minh Hương cầu gì?

Vì là nơi thờ tự linh thiêng bậc nhất Sài Gòn nên Chùa Minh Hương quận 5 luôn tấp nập người qua lại, đặc biệt là vào dịp lễ tết.

Người dân trong và ngoài nước đến đây cầu nhiều thứ. Người còn độc thân thì cầu duyên, người hiếm muộn thì cầu tự. Người muốn giàu sang thì cầu tài. Còn những ai muốn bình yên thì cầu an.

Tuy nhiên, mỗi chùa sẽ linh thiêng về một lĩnh vực cụ thể nào đó.  Ví dụ, chùa Hà ở Cầu Giấy, Hà Nội được biết đến là ngôi chùa cầu duyên có tiếng nhất ở miền Bắc Việt Nam. Hay chùa Ngọc Hoàng ở quận 1, thành phố Hồ Chí Minh nổi tiếng là cầu duyên, cầu tự không nơi nào bằng. Còn chùa Minh Hương quận 5 nổi tiếng linh thiêng nhất là cầu an và cầu tài.

Tại mỗi chùa sẽ có cách cầu nguyện khác. Riêng đối với chùa Hương quận 5, đến đây người dân sẽ tự viết hoặc nhờ người khác viết ra những lời khấn nguyện vào một tờ giấy đỏ trước khi mang đi đốt. Đây được coi như là một cách để gửi lời cầu nguyện đến Ông.

Độ linh thiêng về cầu an và cầu tài của chùa Minh Hương quận 5 gắn liền với những câu chuyện linh thiêng, huyền bí.

Theo lời kể của một người phụ nữ tên Hoa (60 tuổi), hàng năm, chùa Ông đón tiếp hàng trăm, hàng nghìn thực khách đến đây tham quan. Trong số đó, rất nhiều người thuộc giới kinh doanh làm ăn hoặc đang có những trắc trở về sức khỏe đến đây cầu nguyện đều thành đạt và bình an. Có người làm ăn thành đạt, mỗi năm vào lễ thay áo cho Quan Ông đều cúng bằng vàng thật.

Bà Hoa cũng cho biết, trước đây nhiều người nghèo khổ đến chùa cầu nguyện được Ông chứng giám, rất nhiều người trong số họ tháng nào cũng quay lại lễ tạ. Những người này đều tin rằng, vì nhờ đến đây khấn nguyện nên cuộc sống của họ mới được bình an và giàu có.

Tiếng lành đồn xa, chùa Minh Hương quận 5 ngày càng nổi tiếng về việc cầu an và cầu tài.

Những câu chuyện linh thiêng, huyền bí tại chùa Minh Hương

Ngoài việc được biết đến là ngôi chùa có kiến trúc đẹp, chùa Minh Hương quận 5 còn nổi tiếng với những câu chuyện linh thiêng, huyền bí.

Nhiệm mầu kỳ lạ

Theo lời kể của bà Hoa, một người phụ nữ tầm ngoài 60 sống ở gần chùa Ông cho biết: “Chùa này thiêng nổi tiếng nhất thành phố”.

Theo đó, hằng năm, có rất nhiều thực khách đến đây cầu nguyện. Trong số đó có rất nhiều người thuộc giới kinh doanh làm ăn hoặc đang có những trắc trở về sức khỏe. Chỉ cần đến đây cầu nguyện “có người làm ăn thành đạt, mỗi năm còn vào lễ thay áo cho quan Ông và cúng vàng thật nữa” – bà Hoa kể.

Trước đây có nhiều người nghèo khổ đến khấn nguyện được Ông chứng giám, rất nhiều trong số họ tháng nào cũng quay lại lễ tạ. Chính vì những câu chuyện linh thiêng ấy mà chùa Minh Hương quận 5 ngày càng được nhiều người biết đến để cầu tài.

Huyền bí và linh thiêng

Tiếp nối câu chuyện của bà Hoa là những câu chuyện kể của Bà Điệp, “chủ nhân” của ngôi chùa.

Theo lời bà Điệp kể, trước đây, người đến chùa khấn viếng đều xin cho mình một quẻ xăm. Bà chứng kiến nhiều người bệnh nặng, chữa hoài không khỏi. Sau khi xin xăm, được quan Ông chỉ cho đúng hướng đi, tìm đúng người điều trị nên tai qua nạn khỏi.

Thậm chí có người quyết định bán nhà, đến xin xăm, được ông cho quẻ không được bán. Người này quay lại kể với bà, nhờ giữ lại được căn nhà đó mà gia đình làm ăn phát đạt. Trong nhà không ai bệnh tật, cuộc sống hạnh phúc viên mãn.

Bà Điệp còn cho biết, trước đây từng có kẻ trộm đột nhập vào chùa từ trên mái, cạy lấy đi nhiều tượng, bình bằng sành sứ cổ quý hiếm. Trộm đột nhập nhiều lần, nhà chùa lại không có người sức vóc trông coi nên gần như chịu trận. Dù đã báo công an nhưng không tìm ra bọn trộm.

Sau đó, bà cùng anh em quỳ lạy, khấn vái mong quan Ông chứng giám xá tội. Kỳ lạ thay, ngay tối hôm sau, bọn trộm đột nhập nhưng không lấy được bất kỳ thứ gì. Không những thế, chúng còn để lại dấu vết rất rõ ràng, Công an lần theo điều tra, bắt được băng trộm khét tiếng ở quận 4, chuyên đột nhập đình chùa miếu mạo ăn trộm cổ vật. Đồ đạc được trả lại, nhà chùa đặt lại đúng vị trí. Từ lâu, không còn kẻ trộm nào dám bén mảng đến chùa Ông thêm lần nào nữa.

Chùa Minh Hương đã được xếp hạng di tích kiến trúc nghệ thuật cấp thành phố nhiều năm trước. Nhưng không gian huyền diệu và những câu chuyện linh thiêng mới chính là những điều làm nó trở nên nổi tiếng đến vậy.

Trên đây là những thông tin về Chùa Minh Hương quận 5 mà chúng tôi gửi Quý độc giả. Hi vọng những thông tin trên hữu ích đối với bạn đọc. Và nếu có dịp ghé thăm Sài Gòn, đừng bỏ qua ngôi chùa nổi tiếng linh thiêng, huyền bí này nhé!

Rate this post

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *