Hỗ trợ và kháng cự có ý nghĩa gì?
Vùng hỗ trợ
Hỗ trợ là mức giá mà dự kiến sẽ đảo chiều tăng hoặc chậm lại khi xu hướng giá đang giảm. Nhà đầu tư thường mua cổ phiếu khi giá đạt đến vùng hỗ trợ.
Hình ảnh minh họa về vùng hỗ trợ
Vùng kháng cự
Kháng cự là mức giá mà dự kiến sẽ đảo chiều giảm hoặc chậm lại khi xu hướng giá đang tăng. Nhà đầu tư có thể bán cổ phiếu khi giá đạt đến vùng kháng cự.
Hình ảnh minh họa về vùng kháng cự
Xác định xu hướng thị trường dựa trên sự biến động của đỉnh và đáy giá cả.
Trong xu hướng tăng, các mức hỗ trợ và kháng cự sẽ được hình thành theo hướng lên, trong khi đó trong xu hướng giảm, các mức hỗ trợ và kháng cự sẽ hình thành theo hướng xuống.
Cách xác định vùng hỗ trợ và kháng cự
Dưới đây là 2 cách phổ biến để xác định vùng hỗ trợ và kháng cự:
Sử dụng đường xu hướng (Trendline)
Đường xu hướng là một đường thẳng giúp nhà đầu tư nhận biết xu hướng giá trong một khoảng thời gian cụ thể.
Để vẽ đường xu hướng, nhà đầu tư cần nối các đỉnh hoặc đáy giá trong một khoảng thời gian nhất định. Đường xu hướng có 2 loại:
+ Đường xu hướng tăng: giao dịch mua sẽ gia tăng khi giá cổ phiếu tiến gần đến đường xu hướng (h1).
+ Đường xu hướng giảm: giao dịch bán sẽ gia tăng khi giá cổ phiếu tiến gần đến đường xu hướng (h2).
Hình 1: minh họa về đường xu hướng tăng
Hình 2: minh họa về đường xu hướng giảm
Sử dụng đường trung bình giá (MA)
Nhà đầu tư có thể sử dụng đường trung bình giá (Moving Average) để xác định vùng hỗ trợ và kháng cự trong ngắn hạn. Đường trung bình giá giúp làm giảm tín hiệu nhiễu của giá trong ngắn hạn, tạo ra mức kháng cự khi giá nằm dưới đường trung bình và mức hỗ trợ khi giá nằm trên đường trung bình.
Hình minh họa về đường trung bình giá
Trong hình trên, khi giá vượt qua đường trung bình giá 20 ngày, đường trung bình giá sẽ trở thành mức hỗ trợ, và khi giá dần tiến gần đến đường trung bình giá do áp lực chốt lời, giao dịch mua sẽ gia tăng, từ đó giá sẽ quay trở lại xu hướng tăng.
Ngược lại, khi giá nằm dưới đường trung bình giá 20 ngày, đường trung bình giá sẽ trở thành mức kháng cự, và khi giá dần tiến gần đến đường trung bình giá, áp lực bán sẽ gia tăng, từ đó giá sẽ quay trở lại xu hướng giảm.
Xác định được vùng kháng cự và vùng hỗ trợ có thể giúp nhà đầu tư nhận biết các tín hiệu đảo chiều của giá cổ phiếu, từ đó hỗ trợ trong việc quyết định mua hoặc bán cổ phiếu. Tuy nhiên, chỉ xác định vùng kháng cự và vùng hỗ trợ chưa đủ, nhà đầu tư nên kết hợp với các phương pháp khác như xác định xu hướng chung của ngành, phân tích yếu tố nội tại của doanh nghiệp và định giá cổ phiếu để đưa ra quyết định chính xác nhất.
💡 Hãy đọc thêm bài viết dưới đây, nó có thể cung cấp thêm nhiều thông tin liên quan có ích cho bạn