Vay thế chấp bằng sổ đỏ là mô hình vay khá phổ biến với quy trình vay nhanh chóng, thủ tục đơn giản. Vậy nếu bạn không có tài sản đảm bảo và cần phải mượn sổ đỏ của bạn bè, người thân để vay ngân hàng thì như thế nào? Liệu có thể vay thế chấp sổ đỏ không chính chủ hay không? Điều kiện, thủ tục hồ sơ vay là gì? Hãy cùng tìm hiểu ngay qua bài viết dưới đây nhé.
Vay thế chấp bằng sổ đỏ không chính chủ là gì?
Thế chấp bằng sổ đỏ không chính chủ là trường hợp mà người đi vay và người đứng tên trên sổ đỏ nhà đất để thế chấp vay không phải là cùng một người. Nhiều người lầm tưởng rằng khi vay thế chấp ngân hàng, chỉ cần có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là đã có thể đăng ký vay dễ dàng. Tuy nhiên, thực tế lại không phải vậy. Các ngân hàng sẽ thẩm định hồ sơ cho vay để quyết định có phê duyệt khoản vay hay không.
Hiện nay, nhiều đơn vị cho vay vẫn chấp nhận hình thức cho vay thế chấp sổ đỏ không chính chủ. Tuy nhiên, khi muốn vay thì cần phải có người bảo lãnh, cũng chính là người đứng tên ở trên sổ đỏ. Về cơ bản, bạn cũng có thể đăng ký vay vốn nhưng khả năng được xét duyệt cho vay là không quá cao. Quy trình thẩm định cần được thực hiện nghiêm ngặt, kỹ càng.
Bởi vì nhiều trường hợp vay hộ, vay ké,… xảy ra những tranh chấp về mục đích vay, khả năng trả nợ và mối quan hệ về lợi ích. Thế nên, các đơn vị cho vay cần phải thẩm định kỹ lưỡng. Với những khách hàng không có tài sản đảm bảo và cần mượn sổ đỏ để vay tiền cũng như không có các động cơ xấu, các ngân hàng vẫn phê duyệt khoản vay nhanh chóng.
Khi nào thì ngân hàng chấp nhận vay thế chấp bằng sổ đỏ không chính chủ?
Trong trường hợp thật sự cần tiền gấp nhưng không có tài sản đảm bảo và phải sử dụng sổ đỏ không chính chủ, các ngân hàng vẫn chấp nhận cho vay vốn nếu:
Trường hợp 1: Người đứng tên vay tiền cũng chính là người đứng tên chủ sở hữu tài sản
Trên thực tế, có rất nhiều khách hàng không có tài sản sở hữu cá nhân để thế chấp khi vay ngân hàng. Thế nên, họ thường sẽ nhờ người thân bảo lãnh hay mượn sổ đỏ không chính chủ để đi thế chấp. Trong các trường hợp, người bảo lãnh cũng chính là người thân, có mối quan hệ huyết thống thì sẽ dễ được xét duyệt vay hơn. Chẳng hạn như bố mẹ, anh chị ruột, con cái,… có thể đứng ra bảo lãnh
Trường hợp 2: Người đứng tên sổ đỏ có mối quan hệ gia đình nhưng không có quá gần gũi thân thiết
Nếu người bảo lãnh khoản vay là người có mối quan hệ gia đình nhưng lại không gần gũi như bạn bè, họ hàng hay người quen,… thì rất khó để có thể vay thế chấp. Các ngân hàng sẽ xem xét kỹ lưỡng hồ sơ cho vay của bạn. Và tùy thuộc vào từng trường hợp mà hồ sơ của bạn mới được duyệt vay.
Ngân hàng sẽ kiểm định lịch sử tín dụng của người đi vay xem có nợ xấu hay không, số dư nợ hiện tại, khả năng tài chính, năng lực hành vi cũng như các yếu tố khác. Ngoài ra, người bảo lãnh khi vay thế chấp sổ đỏ không chính chủ cũng được ngân hàng thông báo đầy đủ và chính xác nghĩa vụ, trách nhiệm khi bảo lãnh cho người đi vay. Điều này sẽ tránh được những hậu quả xấu có thể xảy ra nếu phát sinh các tranh chấp, rủi ro.
Trường hợp 3: Người bảo lãnh khoản vay không phải là người đi vay
Trong trường hợp người bảo lãnh cho khoản vay không phải là người đứng tên khoản vay. Khi đó ngân hàng sẽ kiểm duyệt như khi kiểm duyệt, thẩm định người đi vay.
Điều kiện để vay thế chấp bằng sổ đỏ không chính chủ
Nếu muốn đăng ký hồ sơ vay thế chấp sổ đỏ không đứng tên người đi vay, khách hàng phải đáp ứng được những điều kiện mà ngân hàng yêu cầu. Tùy thuộc vào từng ngân hàng mà sẽ có những yêu cầu và điều kiện riêng. Thế nhưng, về cơ bản bạn phải đáp ứng:
- Là công dân Việt Nam hoặc là Việt kiều trong độ tuổi từ 18 đến không quá 60 tuổi tại thời điểm đăng ký hồ sơ vay vốn
- Có thu nhập ổn định và có hợp đồng lao động tối thiểu từ 1 năm
- Có hộ khẩu thường trú hoặc sổ tạm trú dài hạn KT3
- Không có lịch sử nợ xấu tại bất cứ ngân hàng, tổ chức tín dụng nào
- Có sổ đỏ thuộc quyền sở hữu của những người thân như bố mẹ, vợ chồng, con cái, anh chị em,… và được xem như là tài sản thế chấp
- Chủ sở hữu tài sản cũng là người đứng ra bảo lãnh và cam kết thế chấp đối với ngân hàng.
Có thể thấy, điều kiện để đăng ký hồ sơ vay thế chấp bằng sổ đỏ không chính chủ khá khắt khe. Quy trình kiểm duyệt lại khá nghiêm ngặt và tỷ lệ xét duyệt cho vay không quá cao. Điều này sẽ tránh gây ra những tranh chấp đất đai đã có sổ đỏ và những hậu quả khôn lường. Tuy nhiên, với sự hỗ trợ của những chuyên gia tài chính tại các ngân hàng, bạn có thể dễ dàng vay vốn.
Thủ tục cho vay thế chấp sổ đỏ không chính chủ
Để tăng tỷ lệ xét duyệt khoản vay thành công cũng như đẩy nhanh quy trình thẩm định, kiểm duyệt hồ sơ vay vốn, bạn cần phải chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ cần thiết. Bao gồm:
- Giấy chứng minh nhân dân hoặc sổ hộ khẩu của người đứng tên chính chủ trên sổ đỏ
- Giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân, hộ chiếu của người đăng ký vay và người đứng tên chính chủ trên sổ đỏ dùng làm tài sản thế chấp
- Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân hoặc sổ hộ khẩu
- Hợp đồng lao động còn có hiệu lực trong vòng 1 năm, bảng lương hoặc sao kê lương trong vòng 3 tháng gần nhất
- Các giấy tờ chứng minh mục đích sử dụng khoản vay
- Giấy tờ chứng minh sở hữu tài sản thế chấp
- Đơn đề nghị cho vay thế chấp sổ đỏ không chính chủ theo đúng mẫu của ngân hàng đăng ký vay vốn
Quy trình đăng ký hồ sơ vay sổ đỏ không chính chủ
Vậy các bước đăng ký vay thế chấp bằng sổ đỏ không chính chủ là gì? Nhìn chung, quy trình đăng ký vay bao gồm các bước:
- Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ xin đăng ký vay thế chấp ngân hàng
- Bước 2: Ngân hàng xác nhận thông tin từ người đăng ký vay và người bảo lãnh. Các thông tin bao gồm: mục đích vay vốn, khoản tiền cần vay, thời gian vay cũng như mức thu nhập mỗi tháng. Đồng thời, ngân hàng cũng sẽ kiểm định cả lịch sử tín dụng xem bạn có thuộc nhóm nợ xấu không. Để có thể rút ngắn thời gian kiểm duyệt, bạn nên chủ động cung cấp đầy đủ và chính xác mọi thông tin
- Bước 3: Ngân hàng thẩm định hồ sơ đăng ký vay vốn. Với những khoản vay nhỏ sẽ được xét duyệt nhanh chóng hơn. Tuy nhiên với các khoản vay lớn thì cần phải có nhiều thời gian để bộ phận kiểm duyệt tiến hành thẩm định và phê duyệt cho vay.
- Bước 4: Nếu hồ sơ vay thế chấp của bạn được phê duyệt, ngân hàng sẽ gửi thông báo cụ thể đến người đi vay. Cả hai bên cho vay và người đi vay phải tiến hành thỏa thuận và ký hợp đồng để giải ngân khoản vay.
Trên đây là tất cả những thông tin về hình thức vay thế chấp sổ đỏ không chính chủ. Có thể thấy, quy trình vay tiền ngân hàng theo hình thức này thường khá phức tạp và rắc rối. Liengtam Hy vọng rằng với những thông tin đó, bạn đã có thêm nhiều kiến thức về mô hình vay bằng sổ đỏ không chính chủ và đăng ký vay thành công.