Kích thước cột nhà dân dụng và những điều bạn chưa biết

Cột nhà hay còn gọi là cột trụ là một trong những kết cấu không thể thiếu trong  cấu trúc của một toà nhà hay một công trình xây dựng. Thông thường khi xây dựng, cột nhà sẽ được tạo dựng vững chắc theo cấu trúc dọc, có hình trụ tròn hoặc hình vuông. Cột nhà được thiết kế để chống lại các lựa phía trên của ngôi nhà ép xuống, chịu toàn bộ lực của ngôi nhà. Kích thước cột nhà dân dụng sẽ thay đổi tuỳ vào từng ngôi nhà.

Vai trò của cột nhà dân dụng với các công trình nhà ở

Kích thước cột nhà dân dụng và những điều bạn chưa biết

Một ngôi nhà hoàn chỉnh được cấu tạo bởi nhiều yếu tố khác nhau như móng, khung, cột, dầm trần, sàn, mái,……. Yếu tố cấu tạo nào cũng vô cùng quan trọng, không thể thiếu được. Mỗi bộ phận đó, đều giữ một vai trò riêng đảm bảo sự hoàn thiện và chắc chắn của ngôi nhà. Trong các bộ phận đó, nhắc đến đầu tiên về sự quan trọng không gì khác đó chính là cột nhà. 

Nếu con người có thể đứng vững, bay nhảy, hoạt động, tạo nên hình dáng riêng của từng người thì bộ xương chính là bộ phận quan trọng bậc nhất. Và ngôi nhà cũng vậy, cột nhà chính là bộ khung xương của ngôi nhà. Hệ thống cột nhà với các kiểu dáng khác nhau tuỳ vào từng vị trí đã được thiết kế trước đó. 

Tuỳ vào không gian sống theo phong cách của bạn mà các ngôi nhà sẽ có hình dáng phù hợp. Nếu bạn là người thích phong cách nhẹ nhàng, mềm mại thì cột nhà trụ tròn hoa văn bay bổng sẽ là sự lựa chọn hoàn hảo. Ngược lại, nếu bạn là người có cá tính mạnh mẽ, thích sự khỏe khoắn thì một chiếc cột nhà vuông vức, cùng đường nét dứt khoát sẽ tạo nên phong cách riêng của bạn.

Thế nhưng, bạn cần hiểu được rằng mỗi ngôi nhà sẽ có số lượng cột nhà khác nhau tuỳ vào không gian sử dụng và kích thước ngôi nhà mà gia chủ mong muốn. Đồng nghĩa với đó là kích thước cột nhà dân dụng cũng sẽ khác hoàn toàn. Dựa vào chiều cao của từng tầng, từng vị trí đặt ngôi nhà ở nông thôn hay thành phố, yêu cầu của thiết kế của chủ nhà là cổ điển hay hiện đại thì tất cả các kích thước cột nhà đều khác nhau

Kích thước cột nhà dân dụng 

Kích thước cột làm bằng gạch đá

Khi được thiết kế từ gạch, đá, cột nhà có kết cấu chịu lực, kích thước và tiết diện nhỏ so với chiều cao của cột nên thường chịu uốn kém và có độ mảnh lớn. Làm bằng gạch đá, loại cột nhà này được sử dụng cho nhà thấp tầng dân dụng hoặc dùng trang trí trong nhà phố thường dùng để đỡ dầm, sàn. Cột gạch đá được đặt qua một bản bê tông cốt thép hoặc một lớp vữa xi măng mác > 50, bề dày 30mm và rải đều trên đỉnh cột hoặc đệm gỗ.

Các cột nhà này thường có diện tích hình chữ nhật, hình vuông, hình tròn hoặc hình tám cạnh nên kích thước cột gạch, đá mỗi loại đều dựa vào tiết diện. Lời khuyên cho các bạn đó chính là nên sử dụng cột có tiết diện 220×220 với chiều cao của loại cột thấp, chịu tải trọng nhỏ. Dùng cột tiết diện 335 x 335; 450×450; 565×565; 680×680 đối với cột cao, chịu tải trọng lớn. 

Với khả năng chịu lực không cao đặt biệt là cột chịu uốn, nên đặt cốt thép hoặc lõi bê tông cốt thép trong cột nhà bằng gạch, đá. Cần đặt ngang trong các mạch vữa ngang hoặc đặt dọc. 

Cột nhà làm từ tre, gỗ

Nguyên liệu tre, gỗ này thường được sử dụng để xây dựng các công trình nhà cửa theo kiến trúc cổ điển, hoặc đền chùa, hay nhà cấp 4, nhà tạm. Những loại cột tre, gỗ này chủ yếu được làm từ tre gai và gỗ thông thường. Dựa trên các mục đích sử dụng khác nhau của chủ nhà, mà các cột nhà làm bằng tre, gỗ này sẽ có kích thước khác nhau.

Nếu cột nhà làm từ loại tre già thì nên chọn đường kính lớn hơn 100mm, chiều dài lớn hơn 2200mm. Nếu là cột gỗ được chôn dưới đất 0.5-0.6m. Đối với các công trình bình thường khi xây dựng thì các loại cột tre, gỗ được kê lên gạch, đá hay bê tông. Các cột gỗ có dạng hình tròn kích thước đường kính lớn hơn 100mm hoặc hình vuông với kích thước 140x140mm, 160x160mm,…

Vì tính chất đặc trưng của tre, gỗ, nên để tránh các sự cố không đáng có xảy ra do mưa bão, thì cột gỗ cần được cố định chắc chắn với móng nhà. Điều này sẽ giúp ngôi nhà trở nên vững chắc hơn

Kích thước cột nhà bằng bê tông cốt thép

Ngoài hai vật liệu trên, thì cột nhà dân dụng còn được làm bằng bê tông cốt thép. Có thể nói đây là cách làm phổ biến nhất. Cột nhà làm bằng bê tông cốt thép cần được thiết kế với tỉ số giữa chiều cao và cạnh nhỏ hơn cột, không được lớn hơn 40, để đảm bảo cột không bị quá mảnh. Đồng thời, cạnh nhỏ của cột thường lớn hơn 200mm. Kích thước cột được thiết kế không thay đổi từ dưới lên trên 

Về phần cốt thép trong cột, sẽ  được đặt đối xứng với đường kính 12-22mm. Khoảng cách giữa các đai thường nhỏ hơn 15 lần đường kính cốt thép dọc lớn nhất và nhỏ hơn của cột 500mm. Có khoảng cách giữa. Với loại cột tiết diện hình chữ nhật thì cốt thép đặt cọc nhỏ của hình chữ nhật, với đường kính lớn hơn 250mm thì đường kính cốt thép dọc lớn hơn 16mm. 

Về lớp bảo vệ cốt thép, thì phần này nên lớn hơn 25mm đối với cốt thép dọc và lớn hơn 15mm đối với cốt thép đai. Chiều dày lớp bảo vệ cốt thép lớn hơn 25mm đối với cốt thép dọc và lớn hơn 15mm đối với cốt thép đai.

Công thức tính kích thước cột nhà bê tông cho công trình nhà ở dân dụng

Việc tính toán cột nhà dân dụng chưa bao giờ là việc dễ dàng. Công việc này đòi hỏi người không những có trình độ chuyên môn cao mà còn dày dặn kinh nghiệm để có được kết quả chính xác cuối cùng. Sau đây là công thức tính kích thước cột nhà bê tông mà chúng tôi gửi đến các bạn.

 Công thức tính diện tích tiết diện cột:

Trong đó:

  • k: hệ số kể đến mômen uốn
  • k= 1.1 đối với cột trong nhà
  • k= 1.3 đối với cột biên
  • k= 1.5 đối với cột góc
  • Rn (Rb): Cường độ nén của bê tông
  • N: Tổng tải trọng tác dụng lên cột đang xét. N được tính theo công thức sau: N=m.q.F

+ m: là số tầng trên cột đang xét

+ q: là tải trọng tương đương tính trên mỗi mét vuông mặt sàn gồm tải thường xuyên và tạm thời trên sàn, trọng lượng dầm, tường cột. q lấy theo kinh nghiệm

+ q=10-14KN/M2 với nhà có bề dày sàn 10-14 cm có ít tường,kích thước cột dầm thuộc loại bé

+ q=15-18KN/M2 với nhà có bề dày sàn 15-20 cm có ít tường,kích thước cột dầm thuộc loại trung bình

+ q>=20 KN/M2 với nhà có bề dày sàn >25 cm có ít tường,kích thước cột dầm thuộc loại lớn

Công thức kiểm tra độ mảnh: 

Trong đó:

  • Hc là chiều cao thật của cột
  • bc là kích thước cạnh bé của cột

Công thức kiểm tra dầm cột

Trong đó:

  • id/ic trong khoảng 0.2 – 5 đảm bảo liên kết dầm, cột là ngầm
  • hợp lý thì id/ic = (2-3)

Các yếu tố ảnh hưởng đến kích thước cột nhà bê tông

Để có được một hệ thống cột nhà vững chắc, đảm bảo được cả về kích thước lẫn chất lượng cần có sự ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác nhau:

  • Chỉ tiến hành thi công cột bê tông khi chắc chắn phần bê tông cốt thép của móng nhà đã đông cứng
  • Làm sạch phần bê tông giữa cốt thép, trước khi tiến hành đổ bê tông
  • Dùng nước xi măng pha loãng để bê tông cũ và mới liên kết chắc chắn hơn
  • Cần chú ý gõ vào bên ngoài thành cốp pha và đầm chọc ở các góc cạnh để bê tông được đều không bị rỗ, với cột bê tông nhiều thép.
  • Tránh để tình trạng thép bị uốn cong hay xoắn đối với cột ít thép
  • Cột từ 2m – dùng máng nghiêng để đổ bê tông; cột trên 4m – mở cửa nhỏ trên thân cột ở độ cao 2m để hoàn thành cửa trú bê tông cao; cột từ 5m-10m – dùng ống vòi voi

Qua thông tin trên, hy vọng quý bạn đọc đã nắm rõ được kích thước cột nhà dân dụng. Mong rằng, với những điều bổ ích trên quý vị đã có thêm được nhiều kinh nghiệm hay trong xây dựng.

Rate this post

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *